HƯƠNG CANH

THÔNG TIN LỊCH SỬ -VĂN HÓA- CON NGƯỜI HƯƠNG CANH XƯA & NAY.

NGHI LỄ MỘT BUỔI TẾ ĐÌNH

Xưa kia tế đình các cụ thường rất cầu kỳ, trải qua nhiều thủ tục trong tế lễ. Tuy nhiên do thời gian và gián đoạn của lịch sử những nghi thức ấy không được ai trong làng ghi chép lại. Những thế hệ trước dần dần khuất xa và mang đi bao điều còn đến nay chưa được sáng tỏ. Trong khoảng hơn 10 năm gần đây, tế đình cũng đã được khôi phục, tuy nhiên thủ tục tế lễ ở ba đình cũng khác nhau, phần nhiều do tự biên tự diễn.

Năm 2011, tổ dân phố Lang Bầu đăng cai tổ chức tế đình Tiên Hường. Ban tổ chức đã tiến hành tế lễ theo nghi lễ xưa có sửa đổi cho phù hợp với không gian và văn hóa hiện nay. Xin trân trọng được giới thiệu trước nội dung tế lễ trước ngày tổ chức:

NGHI LỄ TẾ ĐÌNH

1- HÀNH  SƠ  HIẾN  LỄ

  ( Dâng lễ lần đầu )

1- Khởi chinh cổ : Đánh 3 hồi chiêng trống

2-Nhạc sinh tựu vị : Phường bát âm vào vị trí đồng thời nổi nhạc.

3- Chấp sự giả các tư kì sự : Ai nhận trách nhiệm phần nào thì chú tâm vào việc ấy.

4- Chủ tế , bồi tế  tựu vị: Chủ tế mặc áo đỏ, hai bồi tế mặc áo xanh  đi hai bên chủ tế theo nhịp trống chiêng, bát âm, từ vị trí tập kết đi vào, hai tay đan vào nhau đưa lên phía trước, mắt nhìn thẳng hướng ban thờ, đến chỗ chiếu qui định thì dừng lại , vái một vái rồi 2 tay đan nhau chấp vào bụng, đứng nghiêm trang .

5- Củ soát tế vật: Hai chấp sự giúp việc (mặc áó the khăn xếp )một người cầm nến đi trước, chủ tế đi giữa, một người cầm hương đi sau hướng dẫn chủ tế đi vòng quanh ban thờ xem xét lễ vật , sau khi xem xong , chủ tế lại đứng về vị trí cũ ( tay chấp vào bụng ).

6- Thượng hương : Chấp sự giúp việc (mặc áo the khăn xếp ) châm hương  đưa cho bồi tế , bồi tế đưa cho chủ tế , chủ tế cầm hương vái 1 vái rồi cắm lên bình , sau đó lùi về vị trí giữa 2 bồi tế .

7-Nghinh thần cúc cung bái: Chủ tế và 2 bồi tế cùng  khuỳnh tay ngai, ngón tay đan vào nhau , mắt nhìn lên ban thờ .

  Hô : Nhất bái  (Lễ xuống )        Hưng  (đứng lên )

Nhị bái         —                     —

Tam bái        —                    —

Tứ bái           —                   —

   Lễ tất : cùng vái 3  vái.

8- Giai quị : ( Cùng quỳ xuống) Chủ tế và bồi tế cùng quỳ xuống, tay đan chấp vào bụng.

9- Hành sơ hiến lễ : ( dâng lễ lần đầu )

Gồm 6 chấp sự mặc áo thụng xanh, , khuỳnh tay  ngai dâng lễ đi chậm rãi

khoan thai chân theo nhịp trống chiêng, tay đung đưa theo nhịp nhạc bát âm, khi 2 người đi trước đến ngang bồi tế thì dừng lại quay ngang đưa lễ cho bồi tế , bồi tế đưa cho chủ tế , chủ tế đưa cho chấp sự, ( người mặc áo the khăn xếp )  để lên ban thờ . Hai chấp sự  ( mặc áo thụng xanh  trong đoàn 6 người )dâng lễ xong thì lui về phía sau , đứng bên cạnh ,tay chấp vào bụng . ( Trong dẫn lễ thường là : 2 người đi trước là 2 cây nến , 2 người đi giữa là hương , hoa, 2 người đi sau là trầu, rượu ) .

Cứ lần lượt như vậy cho hết 3 cặp chấp sự dâng lễ .Sau khi chấp sự dẫn lễ xong  thì ” Đông xướng” hô :

10-Bình thân phục vị :Chủ tế và bồi tế cùng đứng d ậy .

11- Chấp sự tựu vị :Chấp sự 6 người dẫn lễ đứng thành 2 hàng sau chủ tế và bồi tế .

12-Nghinh thần cúc cung bái : (Tất cả khuỳnh tay ngai,, ngón tay đan vào nhau, mắt nhìn lên ban thờ )

Nhất bái (lễ xuống)    Hưng (đứng lên )

Nhị bái                            Hưng  

Tam bái                         Hưng  

Tứ bái                              Hưng

13-Lễ tất :Tất cả cùng vái mỗi người 3  vái.

14- Chủ tế , bồi tế  nguyên vị : Chủ tế , bồi tế đứng nguyên .

15-Chấp sự dẫn lễ tựu vị : Chấp sự về vị trí ban đầu .

(Chú ý : Bước theo hàng ngang, không được quay lưng về phíá ban thờ .)

 HÀNH Á HIẾN LỄ

Nghi lễ tế lần hai

(Hành Á hiến lễ có nghĩa là người làm lễ đi hình chữ  “Á”  亞 để tế lễ)

Khi nghe tiếng hô “ HÀNH Á HIẾN LỄ ”  thì chiêng, trống, bát âm nổi lên cùng một lúc .

16-Chủ tế, bồi tế  nguyên vị :Chủ tế bồi tế   đứng nguyên vị trí tế lần 1 .

17- Giai quị (Cùng quì xuống)

18-Hiến lễ :Dâng lễ lần 2 giống như lần 1

19 Chấp sự tựu vị : Các chấp sự  (   6  chấp sự  mặc áo thụng xanh  ) đứng vào chiếu thành 2 hàng  sau chủ  tế và bồi tế .

20-  Chấp sự  giai quị: Các chấp sự quỳ xuống .

21- Chuyển chúc. Do chấp sự giúp việc đưa giá văn (đã dán sẵn bài văn tế) từ ban thờ xuống, đưa cho bồi tế , bồi tế  đưa cho chủ tế  (Chủ tế trực tiếp đọc ,hoặc đưa cho bồi tế đọc) . Yêu cầu giọng đọc ngân nga truyền cảm, có trống chiêng đệm theo.

22-Độc chúc   : Mỗi lần người đọc văn  ngắt câu thì tất cả những vị đang quỳ trên chiếu đều vái một vái , chiêng trống đệm theo..

23 – Hóa chúc : Chúc sự giúp việc hóa bài văn tế .

Sau khi hóa chúc xong “đông xướng ” hô :

24 – Bình thân phục vị :Thì chủ tế ,bồi tế , chấp sự đều đứng dậy .

25-Tạ thánh  cúc cung bái : Tất cả cùng khuỳnh tay ngai, ngón tay đan vào nhau, mắt nhìn lên ban thờ .

                          Nhất bái ( lễ xuống )    Hưng (đứng dậy)

                          Nhị bái   (lễ xuống )     Hưng (đứng dậy)

                          Tam bái (lễ xuống )     Hưng (đứng dậy)

Tứ bái     (lễ xuống)     Hưng (đứng dậy)

 26- Lễ tất : cùng vái 3 vái.

27-Tựu vị :  Tất cả  đứng dãn đều sang 2 bên , 2 tay chấp vào bụng , đón các đoàn vào làm lễ .

HẾT

Ghi chú :Chữ in đậm do ” Đông xướng- Tây xướng” hô .

SƯU  TẦM–SOẠN THẢO

Tháng 1- 2011

Chi Hội Người Cao Tuổi

Tổ Dân phố Lang-Bầu  TT Hương Canh

Chấp bút:  Trần Ngọc Bích. (1937)

Tế đình Tiên Canh 2011

Tế đình Tiên Canh 2011

2 bình luận

  1. nông dân

    Ối trời : tam sao thất bản hết rồi ! thế này thì thất lễ, ai đời lễ thánh lúc phủ phục đít lại chổng bu bu thế kia.thánh không lạy mà lạy dít người trước à

  2. mai đăng khoa

    Đúng thật là Tam sao thất bản hết rồi Sai hết rồi về xã Phương Chiểu TP Hưng Yên tỉnh Hưng Yên mà tìm hiểu học tập , Cứ như thế này thì có lỗi với các bậc tiền nhân đấy.

Bình luận về bài viết này